Chó mèo là những con vật rất tình cảm và trung thành với con người, bởi vậy các bệnh thường gặp trên chó mèo cũng là những mối quan tâm hàng đầu của các gia đình. Hãy cùng Win Pharma tìm hiểu những bệnh thường gặp trên chó mèo nhé.
1. Bệnh ho cũi chó (viêm phế quản truyền nhiễm)
Ho cũi chó là tên thường gọi của viêm phế quản truyền nhiễm, một loại bệnh thường gặp ở loài chó. Vào giai đoạn chuyển mùa ở miền Bắc, những chú cún cưng của bạn sẽ dễ bị mắc bệnh nhất vì độ ẩm tăng cao và có gió lạnh. Để giảm nguy cơ cún cưng mắc bệnh ho cũi, bạn nên hạn chế đưa chúng đến những nơi công cộng, nơi tập trung nhiều động vật vào thời tiết giao mùa.
Bệnh ho cũi ở chó thường có các biểu hiện ra bên ngoài và dễ nhận biết như: Chó ho liên tục, ho khan là triệu chứng dễ thấy. Phát ra tiếng ho hoặc các âm thanh như ngỗng kêu. Chảy nước mũi, nước mắt liên tục. Ói mửa… Trong trường hợp bệnh nhẹ, chó có thể vẫn ăn uống bình thường, đây là giai đoạn khó phát hiện. Khi tình trạng bệnh nặng thêm, các triệu chứng diễn biến phực tạp như chán ăn, sốt cao, hôn mê, viêm phổi,… nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thú cưng. Bệnh ho cũi ở chó thường dễ xảy ra ở chó chưa được tiêm phòng, chó lớn tuổi và chó có sức đề kháng yếu, suy giảm hệ miễn dịch. Ngoài ra, bạn vẫn nên đưa thú cưng đến các phòng khám để kiểm tra sức khỏe vì bệnh ho cũi ở chó có thể tái phát và diễn biến nguy hiểm hơn rất nhiều. Tiêm Vaccine cũng là một biện pháp giúp phòng bệnh ho cũi ở chó.
2. Bệnh Lepto
Bệnh Lepto ở chó (Leptospirosis) tên gọi khác là bệnh xoắn khuẩn ở chó hay bệnh nghệ ở lợn. Đây là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều súc vật (bò, chó, ngựa, cừu, dê, lợn, mèo,…) và có thể lây sang người. Các động vật hoang dã là nguồn dịch thiên nhiên lưu trữ mầm bệnh. Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, nhưng trầm trọng nhất là vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Tuy không lây lan mạnh và làm chết nhiều chó như dịch Carre, Parvo, nhưng nếu mắc nhiễm sẽ bị viêm gan, báng bụng, vàng da rối loạn toàn thân và tử vong. Nguy cơ lây bệnh cho người (chủ nuôi) rất cao qua đường bài tiết nước tiểu của chó, vi khuẩn lepto phát tán, tiếp xúc qua da xâm nhập vào cơ thể người. Nước tiểu động vật mang trùng Lepto theo đường nước mưa tự nhiên vào sông, suối, nước ngầm môi trường, chó mèo, động vật khác hoặc người bơi lội, tắm hoặc uống phải cũng phát dịch bệnh. Bệnh thường xảy ra ở chó dưới 2 năm tuổi và động vật non, mèo thì hãn hữu mới bị.
Khó nhận biết triệu chứng ban đầu bệnh Lepto ở chó vì không có các triệu chứng đặc trưng, rất dễ lẫn với dấu hiệu của nhiều bệnh khác. Thậm chí vài trường hợp, lúc đầu chó cũng không hề có triệu chứng bệnh. Thời gian ủ bệnh từ 5-14 ngày, thậm chí tới 30 ngày. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là: Sốt 40-41oC, bỏ ăn, nôn ói, đau bụng dữ dội, mệt mỏi, ủ rũ. Lâu ngày có thể phát hiện màu vàng ở niêm mạc mắt, vùng da bụng ít hoặc không có lông. Bụng phình như có bầu sắp sinh báng nước, thể bệnh mạn tính chó vẫn ăn uống nhưng rất gầy gò, nhô sống lưng, tiêu chảy kéo dài, đái ít, nước tiểu sánh đặc, màu nâu sẫm. Chó sẽ chết do có những rối loạn, suy sụp toàn thân, trụy hô hấp, tim mạch. Hiện nay đã có vacxin phòng bệnh Lepto ở chó mèo. Trên nhãn lọ vacxin ghi chữ L viết tắt chữ cái đầu tên bệnh Leptospirosis. Tuy nhiên, loại vacxin này có thể gây ra nhiều biến chứng và tác dụng phụ cho thú cưng. Vacxin Lepto có thể gây phản ứng dị ứng cho chó sau khi tiêm. Nên tiêm mỗi năm một lần theo định kì. Những vùng nguy hiểm có dịch Lepto xảy ra thuờng xuyên thì tiêm 6 tháng 1 lần.
3. Bệnh viêm dạ dày, ruột
Viêm dạ dày, ruột là tên gọi của bệnh viêm đường tiêu hóa, là một phần của hệ tiêu hóa của chó. Đó là một tình trạng tương đối phổ biến ở chó. Viêm dạ dày, ruột là tên được đặt cho bất kỳ bệnh nào đặc trưng bởi tình trạng viêm dạ dày hoặc ruột của chó, mèo. Dạ dày và ruột non của chó, mèo rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa và sức khỏe nói chung của chúng. Do vậy bệnh viêm dạ dày, ruột sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn và nhận chất dinh dưỡng cần thiết của chó, mèo. Viêm dạ dày, ruột cấp tính xuất hiện đột ngột và ngẫu nhiên. Tình trạng này chỉ xảy ra một lần, xảy ra tự phát và trong một khoảng thời gian ngắn. Nó thậm chí có thể tự biến mất. Viêm dạ dày, ruột mãn tính là một tình trạng kéo dài hơn. Nó có thể ảnh hưởng đến con chó trong nhiều tuần, hoặc thậm chí lâu hơn và có thể tái phát theo thời gian. Khi các triệu chứng vẫn tồn tại hoặc tiếp tục tái phát, điều đó thường có nghĩa là có một vấn đề tiềm ẩn đang gây ra tình trạng viêm.
Khi phát hiện cún của bạn có những biểu hiện nghi ngờ bạn nên đưa cún đến các cơ sở thú y để được làm các xét nghiệm cần thiết chẩn đoán bệnh. Việc điều trị sớm đối với những con chó bị bệnh viêm dạ dày ruột là cần thiết bởi bệnh không nguy hiểm có thể chữa trị nếu như phát hiện kịp thời (ngoại trừ đối với nguyên nhân gây nên bệnh do virus). Nguyên tắc khi xử lí bệnh viêm dạ dày, ruột trên chó, mèo là song song hai quá trình ‘xử lí triệu chứng cấp bách’ sau đó ‘điều trị nguyên nhân’ và dùng thuốc cho phù hợp. Một số loại kháng sinh thế hệ mới các bạn nên dùng cho chó, mèo như: Sulfadimethoxine; Trimethoprime;…hay các kháng sinh hoạt phổ rộng khác như: Norfloxacin; Tetracyclin; Kanamycin…
4. Bệnh viêm gan truyền nhiễm
Bệnh viêm gan truyền nhiễm là một trong những căn bệnh nguy hiểm không chỉ về tính chất viêm của bệnh mà còn là về mức độ truyền nhiễm của chúng. Đây cũng là một trong năm bệnh được xếp vào nhóm nguy hiểm và được liệt kê trong nhóm cần được tiêm phòng vào lúc chó được 7 tuần tuổi: Care, Parvo, Lepto, phó cúm và viêm gan truyền nhiễm ở chó. Bệnh viêm gan truyền nhiễm do virut Canine Adenovirus type 1 (CAV-1) gây ra. Virut Canine Adenovirus type 1 khá nguy hiểm vì chúng gần như có khả năng đề kháng trong môi trường bất hoạt (môi trường bất lợi mà chúng không thể hoạt động và phát triển mạnh được), ngoài ra chúng còn có khả năng sống sót cao với những loại thuốc khử trùng, hóa chất và một vài tần số nhất định của bức xạ cực tím. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng như: viêm ruột, rối loạn đông máu, suy nhược cơ quan cấp tính,…
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và đặc biệt là chó ở độ tuổi từ 1 tháng tuổi trở xuống, mọi động vật hoang dã chưa được tiêm phòng đều có thể mang mầm bệnh này. Tuy bệnh rất nguy hiểm nhưng may mắn chúng không lây nhiễm qua người. Dù vậy, chủ nhân cũng phải để phòng để tránh làm vật chủ trung gian lây bệnh cho động vật khác. Bệnh được lây truyền khi chó tiếp xúc với vi khuẩn bằng được mũi và miệng rồi cư trú tại amidan. Sau đó sẽ lây qua hệ bạch huyết rồi xâm nhập vào máu sau 4-8 ngày và cuối cùng là xâm nhập các cơ quan đặc biệt là gan, thận. Trong quá trình xâm nhiễm chúng sẽ thải phân vào nước bọt của chó để lây nhiễm sang động vật khác. Khi bị bệnh chó cần phải được cách li với những con chó khác để tránh lây lan. Cách tốt nhất vẫn là nên đưa chó đi đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
5. Bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi ở chó, mèo là hậu quả của một quá trình bệnh lý hoặc tổn thương ở phổi (kế phát từ bệnh viêm phế quản, ho cũi chó hay các quá trình bệnh lý ở thực quản, khí quản,…) gây bội nhiễm các loại vi khuẩn có sẵn trong đường hô hấp. Bệnh thường gặp vào mùa đông khi mà nhiệt độ xuống thấp đột ngột. Bệnh thuộc dạng viêm cấp tính. Gây tổn thương ở các phế quản rồi lan ra các phế nang. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây tổn thương phổi, viêm lan từ tổ chức gần, dị ứng, tác động của dịch lỏng tràn vào phổi. Tất cả các kích thích bệnh lý thông qua hệ thần kinh trung ương tác động vào phế quản, phế nang làm cho vách phế quản và một số tiểu thùy phổi bị sung huyết, sau đó tiết ra dịch viêm đọng lại trong các phế quản và phế nang gây viêm, con vật có biểu hiện sốt. Do quá trình hô hấp của con vật, dịch viêm tràn sang các phế quản và phế nang khác chưa bị viêm.
Nếu điều trị không tích cực, quá trình viêm lan rộng làm giảm diện tích hô hấp của phổi, đồng thời do quá trình sốt kéo dài gây rối loạn trao đổi chất, con vật có thể trúng độc mà chết hoặc kế phát sang viêm phổi hoại thư, lao phổi… Dấu hiệu chung: phổi phù, sung huyết, có các ổ viêm không đều nhau nằm rải rác khắp các thùy phổi… Để tiêu diệt những tác nhân gây bệnh viêm phổi ở các bé cưng, thì phương pháp dùng thuốc kháng sinh là đơn giản và hiệu quả nhất. Để chọn được kháng sinh tốt nhất, các bác sĩ thường dựa vào kết quả nuôi cấy kết hợp với phân lập vi khuẩn. Bên cạnh đó, việc sử dụng các nhóm kháng sinh có hoạt phổ rộng hoặc các loại kháng sinh với nhau cũng là một cách điều trị hiệu quả. Tình trạng viêm phổi do nhiều loại vi khuẩn gây nên. Tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh mà bác sĩ lựa chọn kháng sinh phù hợp. Việc điều trị bổ sung phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng của chó cưng. Nếu có nhiều triệu chứng xảy ra cùng lúc, chẳng hạn như bỏ ăn, sốt cao và giảm cân, bạn nên đề nghị bác sĩ thú y cho chó cưng nhập viện.
6. Bệnh viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản là bệnh viêm niêm mạc đường hô hấp, viêm phế quản hay phế quản nhỏ sau đó dẫn đến viêm khí quản. Bệnh nặng dẫn đến viêm phổi. Bệnh hay xảy ra ở chó, mèo khi thời tiết thay đổi từ ấm áp sang lạnh ẩm, thường từ cuối thu sang đông và đến đầu mùa xuân. Con vật nhiễm cùng lúc một số loài vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như: liên cầu, tụ cầu, Klebsiella pneumonia, Bordetella bronchiseptica… Thường kế phát của một số bệnh nhiễm trùng như Carê, viêm ruột, bệnh ký sinh trùng. Các chất phân tiết bịt kín đường thông khí làm cho khó thở; do vậy, con vật có những biểu hiện đặc trưng như: Con vật ho, khó thở, nhất là vào buổi sáng, lúc đầu ho khan, sau trở thành ho ướt và kéo dài. Thở khò khè, có tiếng ran, chảy nước mắt, mũi liên tục. Có thể kèm theo sốt 39,5-40,5⁰C, con vật mệt mỏi, bỏ ăn. Tình trạng ho kéo dài sẽ dẫn đến sưng viêm niêm mạc hoặc bị sung huyết.
Điều trị viêm phế quản cấp ở chó có thể bao gồm các thuốc như kháng sinh, thuốc giãn phế quản và thuốc chống viêm. Trong trường hợp chó gặp khó thở, chúng có thể được nhập viện và cho thở oxy. Viêm phế quản mạn tính khó chữa hơn. Các thuốc chống viêm, thuốc chống ho và thuốc giãn phế quản viên có thể giúp giữ cho con vật cảm thấy thoải mái. Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng nếu có nhiễm khuẩn. Bệnh béo phì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm phế quản, do đó duy trì trọng lượng lành mạnh là rất quan trọng bởi vậy bác sĩ thú y có thể kê thêm liệu trình ăn kiêng cho cún của bạn nếu cún của bạn gặp vấn đề với bệnh béo phì. Một trong những phương pháp chính là loại bỏ các chất gây kích ứng từ môi trường của cún bao gồm khói, hóa chất, nước hoa, chất gây dị ứng. Điều quan trọng là phải tuân theo bất kỳ cách điều trị nào mà bác sĩ thú y khuyên và thực hiện theo đúng hướng dẫn của họ.
7. Bệnh Parrvovirus
Parvo là bệnh dễ lây lan ở chó, nhưng chó chưa chủng ngừa và chó con nhỏ hơn 4 tháng dễ mắc bệnh hơn. Virus tác động lên đường tiêu hóa ở chó và lây truyền khi chó bệnh tiếp xúc trực tiếp với chó khỏe hoặc mầm bệnh có trong phân, môi trường, hoặc con người. Virus có thể nhiễm lên chuồng trại, thức ăn và nước uống, vòng cổ, dây dắt, hay tay và quần áo của người tiếp xúc với chó bệnh. Trong điều kiện bình thường, virus bền vững với nhiệt độ nóng và lạnh, độ ẩm cao hoặc khô, và có khả năng tồn tại trong môi trường trong thời gian dài. Virus vẫn có thể truyền lây từ nơi này đến nơi khác qua lông hoặc chân chó khi chúng tiếp xúc với chuồng, giày dép hay các vật dụng khác có chứa virus. Bệnh Parvo thường được chẩn đoán và điều trị dựa trên tiền sử của vật nuôi, chẩn đoán và làm xét nghiệm. Chưa có thuốc đặc hiệu để tiêu diệt virus trên chó bị nhiễm, việc điều trị chỉ giúp hỗ trợ cho đến khi hệ miễn dịch của chó đủ khả năng chống lại bệnh.
Chó cần được giữ ấm, điều trị và chăm sóc ngay lập tức để chống mất nước bằng phương pháp truyền dịch, kiểm soát tình trạng ói và tiêu chảy, và ngăn ngừa nhiễm khuẩn kế phát. Việc điều trị bệnh parvo có thể tốn kém, và chó vẫn có thể chết dù được diều trị tích cực. Việc phát hiện bệnh sớm và tích cực điều trị bằng phương pháp đúng có thể đem lại tỉ lệ sống đến 90%. Chó bệnh cần được cách li để giảm thiểu nguy cơ lây lan virus cho chó khỏe. Cần làm vệ sinh và sát trùng chuồng nuôi hoặc các khu vực sinh hoạt của chó để hạn chế lây lan virus. Để phòng ngừa bệnh parvo ở chó, cần tuân thủ đúng lịch chủng ngừa và làm vệ sinh sạch sẽ nơi ở của chó. Chó con dễ bị mắc bệnh vì kháng thể tự nhiên trong sữa chó mẹ có thể không đủ để bảo vệ cho đến lúc hệ miễn dịch của chó con đủ mạnh để tự chống lại bệnh hoặc vắc xin chích vào đã bị trung hòa bởi kháng thể chó mẹ. Vì vậy chủ nuôi cần tuân theo lịch chủng ngừa của bác sĩ thú y để phòng bệnh cho vật nuôi một cách tốt nhất.
8. Bệnh care (Sài sốt)
Bệnh care (Sài sốt) là một bệnh rất nguy hiểm ở chó và có thể gây chết chó con từ 2 – 6 tháng tuổi. Chó trưởng thành trên một năm tuổi ít thấy mắc bệnh này (ít chứ không phải là không có). Vì bệnh chưa có thuốc đặc trị nên thường chúng ta sẽ phải chữa trị các triệu chứng của chó, 1 số chó sau khi chữa trị thành công sẽ có di chứng thần kinh như: Đi choải chân, run rẩy khi đi lại,… Bệnh care ở chó (bệnh sài sốt) gây tác hại trên nhiều hệ nhưng trên hệ tiêu hóa là nặng nhất và rõ nhất. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất của chó. Bệnh xảy ra trên hầu khắp thế giới, giết hại rất nhiều chó không được tiêm phòng. Bệnh có thể xảy ra trên tất cả các lứa tuổi chó nhưng tác hại nặng trên chó con. Các cơ quan bị virus tấn công nhiều nhất là hệ tiêu hóa, hô hấp, da, thần kinh.
Bệnh care ở chó là một căn bệnh nguy hiểm gây hoang mang và lo lắng khắp các cộng đồng thú cưng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, đến thời điểm này, họ vẫn còn đang tiếp tục nghiên cứu tìm ra cách chữa bệnh care ở chó hiệu quả nhất. Hiện nay, các bác sĩ thú y sẽ đưa ra cách trị bệnh care ở chó dựa trên các triệu chứng lâm sàng biểu hiện qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp,… của chó nhằm ngăn bệnh di căn đến các cơ quan khác. Đối với bệnh care, chưa có thuốc điều trị đặc biệt, khi chó bị bệnh thì cần phải cách ly để tránh lây lan sang chó khỏe và đưa chó đến các phòng khám thú y gần nhất để được hướng dẫn điều trị. Tuy nhiên các bạn có thể tiêm phòng bệnh care cho cún cưng lúc chó 3 tháng tuổi bằng vắc xin phòng bệnh care.
9. Bệnh dại
Ở Việt Nam, chó nhà là nguồn truyền bệnh dại cho người nhiều nhất (95-97%) sau đó đến mèo. Nếu bạn tiếp xúc với chó hoặc mèo đang bị nghi ngờ nhiễm bệnh dại, sẽ có vài dấu hiệu giúp bạn nhận diện bệnh dại ở chó, bệnh dại ở mèo, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp. Cần đối phó hết sức cẩn thận cũng như không nên tự mình cố bắt những con vật có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Hãy liên lạc ngay với cơ quan kiểm soát động vật, tổ chức động vật hoang dã địa phương, hoặc gọi cho cơ quan chức năng càng sớm càng tốt. Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất lịch sử nhân loại. Khi đã lên cơn dại, kể cả là động vật hay con người đều sẽ tử vong nhanh chóng trong đau đớn và hoảng loạn.
Nguyên nhân gây ra bệnh dại là do một loại vi khuẩn có tên là Rhabdovirus có trong nước bọt của những động vật bị bệnh dại. Động vật nhiễm bệnh sẽ lây nhiễm bệnh dại cho động vật khác hoặc con người thông qua vết cắn… Trong một vài trường hợp, bệnh dại có thể được lây nhiễm thông qua sự tiếp xúc nước bọt với vết thương hở, niêm mạc như niêm mạc mắt, mũi. Chẳng hạn như động vật bị nhiễm bệnh dại nhưng vẫn còn trong giai đoạn ủ bệnh liếm lên vết thương trên da bạn là bạn đã có thể bị nhiễm bệnh. Hiện nay, bệnh dại không có thuốc điều trị tối ưu. Khi bệnh phát triển ở vật nuôi hay người, cái chết là gần như chắc chắn. Chỉ có một số ít người đã sống sót sau bệnh dại vì có chăm sóc y tế rất sâu. Đã có một số trường hợp báo cáo của chó còn sống sót sau nhiễm trùng, nhưng chúng thực sự rất hiếm.
10. Bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ ở chó, mèo có tên khoa học là Sarcoptes scabiei var. Bệnh ghẻ ở chó là một căn bệnh ngoài da thường gặp ở chó mèo, khi bị ghẻ cơ thể chó sẽ xuất hiện các dấu hiệu như nổi ửng đỏ, lở loét, rụng lông, ngứa, nấm vảy gầu… Nguyên nhân khiến chó mèo bị ghẻ thường là do ký sinh trùng ngoài da như ve chó, bọ chét, rận, chấy, ghẻ, nấm gây nên. Những con ve này có thể khiến mèo bị ngứa dữ dội và gãi nhiều khiến chúng bị rụng lông và kích ứng da. Tình trạng này được coi là rất dễ lây lan; mặc dù, nó thực sự có nhiều khả năng xuất hiện ở chó hơn. Nếu thấy mèo có dấu hiệu ghẻ thì bạn phải đến bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Loại ghẻ này không gây hại cho lắm, có thể phòng ngừa và điều trị như sau: thường xuyên tắm rửa vệ sinh cho chó, mèo bằng một số loại lá chát hoặc xà bông chuyên dùng cho vật nuôi. Nếu thú cưng bị ghẻ, các bạn nên dùng một số thuốc bôi ngoài da hoặc dung dịch Sulfur, Benzylbenzoate,…
Để trị ghẻ cho chó hiệu quả nhất hiện nay thì chỉ có thể là sử dụng các dòng thuốc thú y chuyên trị bệnh ghẻ cho chó sẽ là tốt nhất. Trên thị trường thuốc thú ý có rất nhiều các loại thuốc trị ghẻ cho chó khác nhau. Bạn nên sử dụng thuốc xịt chữa viêm da cho chó. Loại thuốc này hiện nay rất phổ biến, được bán rộng rãi trên thị trường dưới nhiều thương hiệu khác nhau. Theo kinh nghiệm của những người nuôi chó lâu năm, thuốc xịt có tác dụng rất nhanh trên da chó trong vòng 24 giờ đối với vùng da bị thương. Thuốc xịt thẩm thấu vào da chó, phá hủy môi trường sống thuận lợi của ve nhằm loại bỏ các loại vi khuẩn, nấm, bọ chét ký sinh trên da và lông của chó. Bạn chỉ cần làm sạch vùng da bị thương, cạo lông cho ngắn đi để thuốc dễ dàng tiếp xúc, chữa ghẻ cho chó hiệu quả hơn…
Liên hệ ngay đến các chuyên gia của Win Pharma để được tư vấn kỹ hơn!
Hotline: 1900.8935
Fanpage: Win Pharma