Bệnh suyễn heo là gì?
Bệnh suyễn heo còn gọi là bệnh viêm phổi địa phương hay viêm phổi truyền nhiễm. Tỉ lệ mắc bệnh 30-80%, bệnh thường xảy ra rất phổ biến ở heo 2 tuần sau cai sữa ngay khi hết kháng thể mẹ truyền, nhưng bệnh trở lên trầm trọng ở giai đoạn nuôi thịt, đặc biệt ở tuần tuổi từ 12 – 14.
Bệnh suyễnheo gây thiệt hại kinh tế đáng kể do heo mắc bệnh chậm phát triển. Giảm hiệu quả sử dụng thức ăn đến 14%, giảm tăng trọng đến 16% .Cùng với nguy cơ lây nhiễm các tác nhân gây bệnh hô hấp khác bội nhiễm gây bệnh hô hấp phức hợp.
Nguyên nhân gây bệnh suyễn heo?
Bệnh viêm phổi địa phương hay còn gọi là bệnh suyễn heo do Mycoplasma hyopneumoniae – một loại vi sinh vật ký sinh ngoại bào gây ra. Vi khuẩn tác động chủ yếu trên bộ máy hô hấp gây viêm phổi. Heo con từ 3 – 4 tháng tuổi dễ mắc bệnh. Bệnh suyễn heo lây lan nhau do tiếp xúc trực tiếp và qua hơi thở, bệnh xảy ra quanh năm nhưng nghiêm trọng nhất là lúc trời lạnh và ẩm.
- Khi heo khỏe tiếp xúc với heo ốm, mầm bệnh từ heo ốm thông qua đường hô hấp ra ngoài môi trường (ho, thở, hắt hơi) sau đó lại theo đường hô hấp đi vào cơ thể heo khỏe.
- Lúc này, nếu cơ thể heo có sức đề kháng yếu kết hợp với số lượng mầm bệnh nhiều thì bệnh có thể phát luôn hoặc ở dạng ẩn tính trong vòng 11 ngày. Nếu số lượng mầm bệnh vừa phải, thời gian ủ bệnh là 4-6 tuần. Nếu số lượng mầm bệnh thấp, bệnh suyễn heo sẽ ở dạng mãn tính và không biểu hiện triệu chứng.
- Sau khi vào cơ thể, vi khuẩn gây bệnh suyễn lợn MH bám trên các lông mao trong đường hô hấp của heo (khí quản và phế quản) → MH tăng sinh → gây vón cục các lông mao đó → các lông mao sẽ rụng ra, tạo nên nhiều dịch nhầy trong đường hô hấp → đường hô hấp mất khả năng giữ, lọc các bụi bẩn, mầm bệnh → tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh kế phát xâm nhập vào cơ thể như PRRS, PCV2, P.multocida (tụ huyết trùng)…và gây bệnh. Đồng thời các tế bào viêm tăng sinh → heo rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài.
Những trại heo có điều kiện chăn nuôi, quản lý tốt thì bệnh suyễn heo ít gặp hoặc ở thể nhẹ. Bệnh suyễn heo thường kế phát với một số vi khuẩn cơ hội ở đường hô hấp gây viêm phổi phức hợp, làm trầm trọng bệnh và gây chết lợn như: Haemophilus parasuis, Streptococcus suis, Pasteurella multocida, E.coli,… và một số virus như: Swine influenza virus (SIV), Pseudorabies virus (PRV),… Do vậy, M.hyopneumoniae là thủ phạm chính, gây tổn thương và mở đường cho các bệnh khác xâm nhập.
Cơ chế gây bệnh suyễn heo: M.hyopneumoniae khi xâm nhập vào cơ thể, nó bám vào lông nhung đường hô hấp và phá huỷ lớp lông nhung đường hô hấp (tác dụng giữ bụi và ngăn cản mầm bệnh đi sâu vào đường hô hấp), làm suy yếu hệ thống phòng vệ màng nhày – lông nhung, mở đường và tạo cơ hội cho các mầm bệnh đường hô hấp khác bội nhiễm như: Pasterella multocida (Tụ huyết trùng), APP (viêm phổi dính sườn), Haemophillus parasuis (Glasser’s), Bordertella bronchiseptica (Viêm teo mũi truyền nhiễm), Streptococcus suis (Bệnh liên cầu), PRRS (Tai xanh) và PCV2 (Circo) xâm nhập và tấn công gây bệnh hô hấp phức hợp (PRDC), làm tăng tỷ lệ chết và loại thải heo.
Thiệt hại kinh tế do bệnh suyến heo gây ra?
Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh cao (97% trang trại trên thế giới nhiễm bệnh) nhưng tỷ lệ tử vong của bệnh suyễn lợn rất thấp nếu không có mầm bệnh kế phát khác (3-10%) nên thiệt hại do tỷ lệ chết là không đáng kể. Tuy nhiên, Bệnh suyễn lợn MH lại chính là nguyên nhân mở đường cho các mầm bệnh khác xâm nhập vào cơ thể heo thông qua đường hô hấp và gây ra các thiệt hại trầm trọng khác.
Bên cạnh đó, bệnh suyễn heo đa phần là ở dạng mãn tính.Tức là heo sẽ không chết ngay mà chỉ giảm tăng trọng trong khi vẫn tiêu tốn thức ăn như bình thường đồng thời kéo dài thời gian nuôi làm tăng chi phí sản xuất. Theo thống kê, cứ mỗi 10% phổi bị viêm thì tốc độ tăng trọng giảm 37 g mỗi ngày. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến năng suất chăn nuôi giảm, lợi nhuận thu được cũng vì đó mà giảm theo.
Triệu chứng bệnh suyễn heo?
Thể cấp tính: Bệnh suyễn heo thể cấp tính ít phổ biến chỉ xảy ra khi bệnh xâm nhập vào trại lần đầu và tất cả heo mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh đường hô hấp cấp tính. Heo thường tách đàn nằm ở góc chuồng, kém ăn, chậm lớn, da nhợt nhạt, thân nhiệt bình thường hoặc sốt nhẹ, 40- 40,5oC. Heo bệnh hắt hơi từng hồi, chảy nước mũi, vài ngày sau heo ho liên tiếp 2 – 3 tuần sau đó giảm dần. Đôi khi có trường hợp bệnh suyễn heo kéo dài, heo thở khó, thở nhanh và nhiều, heo há hốc mồm để thở hơn. Trong một ô chuồng, đầu tiên chỉ một vài con bị ho, sau đó lan ra toàn cho đến khi tất cả đều bị ho kéo dài. Bệnh ít gây chết nhưng heo thường bệnh nhiễm khuẩn phổi do kế phát.
Thể mãn tính: Thường là do từ thể cấp tính chuyển sang, đây là thể bệnh suyễn heo phổ biến nhất. Heo ho khan từng tiếng hay từng chuỗi dài, đặc biệt là lúc sáng sớm hoặc buổi tối, sau khi ăn xong. Heo thở khó, thở khò khè về đêm. Bệnh tiến triển trong vòng vài tháng đến nửa năm, thỉnh thoảng có con chết, nếu quản lý chăm sóc tốt đàn heo có thể phục hồi.
Thể ẩn: Thường thấy ở heo trưởng thành, heo vỗ béo. Không thấy hiện tượng thở khó, chỉ thỉnh thoảng thấy ho nhẹ, tăng trọng giảm.
Bệnh tích: Phổi viêm, có những chấm viêm đỏ hoặc xám bằng hạt đậu xanh, to dần ra, sau tập trung thành từng vùng rộng lớn. Giới hạn rõ rệt giữa vùng viêm và vùng không bệnh. Phổi gan hoá, khi cắt chảy nước màu vàng trắng xám. Trên mặt phổi có nhiều sợi tơ huyết làm cho phổi dính vào lồng ngực. Màng phổi viêm nặng. Khí quản, phế quản viêm có bọt, có dịch nhầy màu hồng nhạt, khi bóp có mủ chảy ra. Hạch lâm ba phổi sưng rất to (gấp 2-5 lần so với bình thường), tụ máu thủy thủng.
- Phổi viêm đối xứng ở thuỳ đỉnh và thuỳ tim, có đường ranh giới rõ ràng giữa phần viêm và không viêm.
- Thể cấp tính thấy viêm phổi cấp, có những vùng gan hoá đối xứng, trong lòng phế quản có nhiều dịch.
- Thể mãn tính: Phổi nhục hoá đặc, cứng, sậm màu như màu thịt. Sau khoảng 10 – 30 ngày vùng nhục hoá bị chuyển màu vàng hoặc xám rất cứng giống như tuỵ tạng.
Phân biệt ho do Mycoplasma hyopneumoniae (MH) gây ra và các nguyên nhân khác
Ho do MH (Suyễn heo) | Ho do APP (Viêm phổi-màng phổi) | Ho do giun sán | Ho do chăm sóc quản lý không tốt |
-Thường ho vào sáng sớm hay chiều tối muộn (Nếu bệnh nặng, ho liên tục cả ngày) -Ban đầu ho khan, ho từng tiếng một, sau đó ho liên tục từng chuỗi, từng hồi dài -Lúc ho, heo thóp bụng để thở (vừa thở khò khè, vừa ho từng tràng dài |
-Ở thể cấp tính, khoảng cách giữa các lần ho ngắn, khoảng 1-3 cái/lần, khi ho con vật đau đớn. -Thể mãn tính, heo ho nhiều vào ban đêm, heo khó thở, ngồi thở kiểu chó |
-Heo ho thường xuyên, ho nặng khi có kích thích, lúc vận chuyển hoặc khi thời tiết thay đổi heo cũng ho -Khi ho nước mũi liên tục chảy ra và có cảm giác như muốn khạc vật vướng trong cổ họng |
-Thường do các nguyên nhân như chất độn chuồng quá nhiều bụi, thông thoáng chuồng nuôi không tốt dẫn đến nồng độ amoniac tăng cao, những heo gần giàn mát thì ho do lạnh quá -Các biểu hiện thườngg không rõ ràng cụ thể mà tuỳ thuộc vào mỗi nguyên nhân -Heo thường có hiện tượng ho sinh lý kéo dài dai dẳng cả ngày – Heo ngừng ho khi ta điều chỉnh lại cách chăm sóc, quản lý |
Cách phòng bệnh suyễn heo?
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tránh ẩm ướt, chuồng ấm về mùa đông, mát vào mùa hè.
- Hàng tuần phải tiến hành tiêu độc chuồng trại, tất cả các dụng cụ chăn nuôi sau khi dùng phải rửa sạch sát trùng, phơi năng.
- Phun sát trùng chuồng trại định kỳ để tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường.
- Cho lợn ăn đủ, đảm bảo dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.
- Heo mua về cần cách ly tối thiểu 2 tuần trước khi nhập đàn.
Quản lý môi trường chăn nuôi heo
- Mật độ nuôi tối ưu: 1,2 – 1,5 m2/con, < 20 con/ô chuồng, < 400 con/ chuồng.
- Ổn định nhiệt độ chuồng nuôi, tránh lạnh & ẩm ướt.
- Dùng bóng hồng ngoại làm tăng nhiệt độ chuồng ngoài ra giúp lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất giúp vật nuôi mau lớn, phát triển tốt.
- Giảm thiểu bụi và mầm bệnh suyễn heo bằng cách bật giàn mát (mùa hè) và phun ẩm giàn mát (2 giờ/lần) bằng thuốc sát trùng.
- Vệ sinh sát trùng chuồng trại sạch sẽ, tạo thông thoáng giảm thiểu khí độc chuồng nuôi. Đặc biệt chú ý việc bật quạt hút vào ban đêm vì lượng khí độc sản sinh ra nhiều và tích tụ ở tầng thấp nên heo dễ hít phải khí độc.
- Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đảm bảo chất lượng thức ăn và nước uống, không chứa độc tố nấm mốc, hay mầm mống vi khuẩn bệnh suyễn heo
- Giảm tối đa việc di chuyển, xáo trộn đàn và các yếu tố stress khác.
- Thực hiện phương thức cùng vào cùng ra (All in, All out) ở 1 chuồng, khu chuồng hoặc cả khu vực chăn nuôi (nếu có thể).
- Dùng kháng sinh để điều trị và ngăn chặn bệnh sớm khi phát hiện nguy cơ nhiễm bệnh trong đàn.
- Tầm soát sự lưu hành của mầm bệnh ở heo cai sữa để sớm có biện pháp kiểm soát triệt để.
- Tiêm phòng vacxin bệnh suyễn heo để phòng bệnh cho heo con.
Liên hệ ngay đến đội ngũ chuyên gia của Win Pharma để được tư vấn kỹ hơn về cách phòng và trị bệnh suyễn heo
Hotline: 1900.8935
Fanpage: Win Pharma