Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Heo

Tiêu chảy do Ecoli trên Heo con

Khái quát về tiêu chảy do Ecoli trên heo con

Hội chứng tiêu chảy ở heo là một bệnh do vi khuẩn E.Coli gây ra và gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi do tỷ lệ chết cao ở heo con theo mẹ và bệnh lây lan nhanh trong toàn đàn.

Nguyên nhân gây tiêu chảy Ecoli trên heo con

Bệnh do vi khuẩn E.coli có sẵn trong đường ruột của heo gây ra do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa, do các yếu tố stress. Bệnh có thể xảy ra ngay những ngày đầu mới sinh, tỷ lệ chết từ 20-100%.

Vi khuẩn E. coli là một trong số các nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng tiêu chảy trên heo con theo mẹ và heo cai sữa. Đối với heo thịt E.coli thường gây hiện tượng sưng phù đầu, mặt trong giai đoạn heo <30kg . Ngoài ra vi khuẩn này còn gây ra những biểu hiện khác như tiêu chảy ra máu, nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục trên heo ở mọi lứa tuổi.

tiêu chảy do ecoli

Giai đoạn sơ sinh: 

  • Heo con không bú được nhiều sữa đầu, sữa heo mẹ có chất lượng không tốt.
  • Heo con bị lạnh: Do không được úm, gió lùa, độ ẩm cao…
  • Chăm sóc heo mẹ không tốt, khâu đỡ đẻ không tốt, thức ăn không tốt, thay đổi thức ăn liên tục dẫn đến: Heo mẹ bị viêm vú, viêm tử cung, sữa heo mẹ quá ít, heo con không đủ sữa bú.
  • Chuồng nuôi ô nhiễm, áp lực mầm bệnh cao.

Giai đoạn tập ăn:

  • Chọn thức ăn tập ăn không tốt: Không đúng chủng loại dẫn tới rối loạn tiêu hóa.
  • Tập ăn không đúng phương pháp: Không bổ sung men sống hỗ trợ, đổ quá nhiều thức ăn, thức ăn lưu cữu quá lâu dẫn đến ôi thiu, nhiễm khuẩn…

Giai đoạn sau cai sữa:

  • Cai sữa không đúng phương pháp: Cho ăn quá nhiều, không dùng men và kháng sinh hỗ trợ.
  • Chuồng trại ô nhiễm

Triệu chứng của bệnh

  • Heo con bị tiêu chảy, phân nhiều nước, có bọt, màu trắng hoặc vàng, có mùi hôi, tanh khó chịu.
  • Heo có thể nôn, bụng thóp lại, mắt lõm sâu, da tím tái.
  • Heo mất nước, lông xù, bỏ bú, suy kiệt trầm trọng, có thể chết.
  • Nhóm E.coli gây phù đầu thường gặp trên heo con sau cai sữa 1-2 tuần và những con lớn trội trong đàn là những con nhiễm đầu tiên.
  • Heo giảm ăn, đi đứng xiêu vẹo hay nằm liệt, co giật, hôn mê.
  • Sưng phù ở mí mắt, hầu, họng.

Bệnh tích

  • Xác heo chết gầy, hóp bụng.
  • Chất chứa trong đường ruột lỏng, có màu vàng.
  • Ruột non bị viêm Cata kèm theo xuất huyết, mạch máu màng treo ruột sưng, mềm, đỏ tấy do sung huyết. Niêm mạc ruột non và dạ dày sưng, phủ một lớp nhầy, có nhiều dạng xuất huyết khác nhau.
  • Gan bị thoái hóa, màu đất sét, sưng, túi mật căng.
  • Lách không sưng, bóc lớp vỏ thấy xuất huyết, lách mềm.
  • Tim to, cơ tim mềm.

Cách phòng ngừa 

Cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, nên có ô chuồng úm cho heo con sơ sinh. Định kỳ tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng Benkocid, Vikon-S, B.K.A….Heo con sau khi sanh cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Trước kia người ta thường khuyến cáo, nên cắt cuống rốn cho heo con sau khi sanh, nhưng ngày nay theo kinh nghiệm của nhiều nhà khoa học thì việc cắt cuống rốn cho heo con là không cần thiết vì chỉ sau vài giờ là cuống rốn heo con tự tiêu biến và rụng đi nên chỉ cần chú ý cắt răng năng cho heo để tránh hiện tượng viêm vú cho heo mẹ là đủ. Định kỳ bổ sung chất sắt, men tiêu hóa, kháng sinh – vitamin để tăng sức đề kháng cho heo con. Tiêm phòng văc xin E.coli cho heo nái trước khi sanh 1 tháng để tạo miễn dịch cho heo con qua sữa đầu.

Liên hệ ngay đến đường dây nóng của Win Pharma để được các chuyên gia đầu ngành tư vấn kỹ hơn về cách phòng và điều trị bệnh!

Hotline: 1900.8935

Fanpage: Win Pharma

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *