Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Gia Cầm - Thủy Cầm

7 bệnh thường gặp ở Vịt

Bệnh thường gặp ở vịt là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các hộ chăn nuôi tại Việt Nam. Do vịt hiện là sự lựa chọn chăn nuôi của nhiều bà con nông dân vì đây là loại thủy cầm phát triển nhanh, kiếm mồi giỏi và đem lại kinh tế cao qua việc cung cấp thịt, lông, trứng. Hãy cùng Win Pharma tìm hiểu  một số căn bệnh thường gặp ở vịt để bà con chủ động phòng ngừa nhé!

1.Bệnh dịch tả vịt

Đặc điểm: Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, tốc độ lây lan nhanh, tử số rất cao ở vịt trưởng thành do tổn thương toàn bộ cơ quan nội tạng

Đường lây truyền: Do Herpes virus gây ra. Virus gây bệnh qua sự lây nhiễm trực tiếp do sự tiếp xúc với vịt mắc bệnh hoặc lây gián tiếp qua trung gian của môi trường sống như nguồn nước nhiễm bệnh, đường truyền lây chính là đường tiêu hoá. Từ miện, virus xâm nhập vào xoang mũi, rồi vào máu. Từ máu, virus di chuyển đến các cơ quan xoang bụng, lỗ huyệt và hệ thống cơ. Thời kỳ nung bệnh thường kéo dài từ 3-7 ngày, vịt có thể chết sau 1-5 ngày phát bệnh

Lứa tuổi mắc bệnh: Mọi lứa tuổi, trên vịt con bệnh thường xảy ra lúc vịt trên 2 tuần tuổi, tuy nhiên mức độ bệnh và tử số lại thấp hơn trên vịt trưởng thành.

Triệu chứng:

Trên vịt nuôi thịt (từ 2 – 10 tuần tuổi)

  • Vịt bỏ ăn, ít linh hoạt
  • Sốt cao
  • Mí mắt sưng, niêm mạc mắt xuất huyết, mắt chảy nhiều dịch viêm, làm 2 mí mắt dính chặt lại hoặc có dấu hiệu nửa nhắm nửa mở
  • Vịt khó thở, khò khè, mũi chảy nhiều chất nhầy, vùng đầu bị sưng to
  • Tiêu chảy phân loãng màu trắng xanh, gây mất nước nặng. Vịt liệt, cánh sệ xuống sau khi mắc bệnh 5-6 ngày

Trên vịt đẻ, ngoài các triệu chứng trên còn có các dấu hiệu:

  • Thường tỷ lệ đẻ giảm thấp trước khi phát bệnh, chết nhanh sau khi phát bệnh, không kéo dài nhiều ngày như trên vịt con
  • Vịt chết đột ngột trong tư thế còn rất tốt, vịt trống lúc chết dương vật thường lòi ra ngoài

Phòng ngừa và điều trị

Do mầm bệnh là virus, hiện nay không có thuốc chuyên trị. Trong trường hợp đàn vịt đang phát triển bệnh, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Giết bỏ ngay các vịt đã phát bệnh, xử lý xác chết bằng cách chôn sâu và rắc vôi sống
  • Chuyển đàn vịt sang khu vực khác, tiến hành sát trùng, tẩy uế các vật dụng chăn nuôi và chuồng trại
  • Tiêm phòng vaccin cho cả đàn, các vịt ủ bệnh sẽ phát bệnh, song các con chưa nhiễm bệnh sẽ tạo được miễn dịch chủ động
  • Cấp kháng sinh qua nước uống để ngăn ngừa phụ nhiễm vi trùng
  • Cho uống điện giải và các loại vitamin để tăng sức đề kháng cho đàn vịt
  • Tiến hành sát trùng chuồng trại 3 ngày 1 lần cho đến khi hết dịch bệnh

Nên tiêm phòng vaccin dịch tả cho vịt nuôi thịt và vịt đẻ theo lịch:

  • Vịt nuôi thịt: Lần 1 lúc 3 ngày tuổi, lần 2 lúc 21 ngày tuổi
  • Vịt đẻ: lần 3 lúc 9 tuần tuổi, lần 4 lúc 5 tháng. Hàng năm chích lặp lại 1 lần trước mỗi vụ đẻ

Bệnh thường gặp ở vịt

2.Bệnh tụ huyết trùng

Đặc điểm bệnh:

  • Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, lúc thuỷ cầm bị stres hoặc lúc giao mùa, diễn biến bệnh rất nhanh trong đàn và gây tử số cao. Vịt chết rất đột ngột, xác chết tụ huyết tím bầm
  • Do vi trùng Pasteurella multocida gây ra, chúng có thể tồn tại nhiều tháng trong xác chết, đất ẩm, từ đó xâm nhập và cố định sẵn trong đường hô hấp của vịt. Lúc đàn vịt bị stress, một số con giảm sức kháng bệnh, vi trùng Pasteurella có điều kiện phát triển mạnh rồi gây bệnh

Diễn biến bệnh

Trong quá trình gây bệnh, vi trùng phát triển rất mạnh ở đường hô hấp, gây các tổn thương ở mũi, khí quản và phổi, sau đó vi trùng nhanh chóng xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết làn vịt sốt cao, độc tố tiết ra nhanh chóng phá huỷ nhiều mao mạc gây xuất huyết, rối loạn tuần hoàn gây hiện tượng tích dịch ở xoang bụng. Độc tố sau đó tập trung về gan làm viêm gan, hoại tử một số vùng hoặc xuất huyết nặng ở gan gây tử số cao cho vịt

sau 4-5 bngày mắc bệnh, các con sống sót thấy có thêm các dấu hiệu viêm khớp làm vịt không đi được, viêm não làm xuất hiện các triệu chứng thần kinh

Triệu chứng

Thể cấp tính

  • Sốt cao, chảy nước mũi làm vịt khó thở
  • Vịt chết rất đột ngột, xác chết tụ máu tím bầm
  • Bao tim viêm, tích dịch, cơ tim và mở vành tim xuất huyết
  • Xoang bụng chứa nhiều dịch màu vàng, mỡ vùng bụng và màng treo ruột xuất huyết
  • Ruột bị viêm, tụ máu có xuất huyết ở mề và ruột già
  • Gan vị viêm sưng to, xuất huyết thành từng đám lớn
  • Phổi: viêm, xuất huyết nặng
  • Trên vịt đẻ: một số trứng vỡ, trứng non méo mó, mạch máu quanh trứng cương to

Thể mãn tính: thường xảy ra trên những vịt sống sót trong thể cấp tính:

  • Chảy nước mũi, khó thở
  • Vịt gầy ốm dần
  • Sưng khớp làm vịt bị liệt, trong khớp có chứa dịch viêm
  • Viêm màng não làm vịt bị nghẹo cổ
  • Phổi viêm với đặc điểm xuất huyết nặng
  • Não chứa dịch viêm dạng bã đậu
  • Buồng trứng thoái hoá

Phòng bệnh

Nhằm hạn chế bệnh tụ huyết trùng, cần thực hiện tốt việc chăm sóc đàn vịt, kết hợp với việc sử dụng kháng sinh hoặc dùng vaccin để tiêu diệt mầm bệnh

Sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi sau mỗi đợt nuôi

Có chế độ dinh dưỡng, chăm sóc hợp lý, hạn chế sử dụng tất cả các yếu tố có thể gây stress cho vịt. Trường hợp thấy có dấu hiệu kém ăn, lập tức hoà chất điện giải và vitamin vào nước cho uống càng sớm càng tốt

Sử dụng kháng sinh, trộn trong thức ăn hoặc hoà tan vào nước uống, cứ mỗi 2-3 tuần dùng một đợt thuốc trong 3 ngày

Lịch tiêm phòng

  • Vịt nuôi thịt: Chủng lần đầu lúc vịt được 2 tuần, lặp lại lần 2 lúc vịt 6 tuần tuổi
  • Vịt đẻ: Tiêm lần 3 lúc 4 tháng tuổi, hàng năm tiêm phòng nhắc lại 2 lần vào lúc sắp chuyển mùa

3.Bệnh do Ecoli ở vịt

Đặc điểm bệnh

  • Ecoli được coi là vi trùng cơ hội, thường gây bệnh khi thuỷ cầm bị stress hoặc là tác nhân chính gây phụ nhiễm trong các bệnh do Mycoplasma hay virus
  • Bệnh khá phổ biến, gây thiệt hại rất nặng cho vịt, đặc biệt là vịt con
  • Vi khuẩn đã đề kháng với nhiều loại kháng sinh thông dụng, do đó gây khó khăn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh

Đường xâm nhập và diễn biến bệnh:

  • Xâm nhập qua trứng: do trứng dính phân, Ecoli xuyên qua vỏ trứng nhiễm vào phôi, trong quá trình ấp nở, một số phôi bị chết, các phôi còn lại phát triển yếu, làm vịt mới nở phát triển rất yếu ớt, tiêu chảy ngay và chết sớm
  • Xâm nhập vào cơ thẻ gia cầm con từ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi không được sát trùng đúng mức hoặc từ nguồn nước, nguồn thức ăn kém vệ sinh

Triệu chứng

Thể nhiễm trùng hô hấp-nhiễm trùng máu: Ecoli xâm nhập qua đường miệng, qua khe khẩu cái vào hệ thống hô hấp, định vị trực tiếp lại túi kí, làm túi khí trở lên dầy và đục.

Thể viêm ruột do Ecoli: tiêu chảy với nhiều nước, xuất huyết nhẹ ở đoạn trên ruột non

Thể viêm rốn: Xảy ra ở vịt mới nở

Bụng sưng phồng to, túi lòng đỏ lớn và mất màu. Nếu vịt sống hơn 4-5 ngày, Ecoli có thời gian vào máu gây viêm màng tim, màng bao quanh gan, viêm túi khí, tử số rất cao

Phòng bệnh

  • Vệ ính trứng thật tốt, vệ sinh máy ấp, ấp trứng đúng kỹ thuật
  • Sát trùng dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại
  • Dùng kháng sinh nhạy cảm với Ecoli qua nước uóng hoặc trộn trong thức ăn ngay giai đoạn vịt mới nở

4.Bệnh viêm xoang mũi truyền nhiễm

Tuổi mắc bệnh: Bệnh xảy ra chủ yếu ở vịt con 10-20 ngày tuổi. Đặc điểm chung là chảy nước mũi, khó thở

Nguyên nhân: 

Do Mycoplasma

  • Xuất hiện nhiều vào mua mưa, chuồng trại ướt
  • Mùa lạnh mất độ nuôi nhốt cao, thiếu vệ sinh
  • Kết hợp với thiếu vitamin A

Do vi trùng Staphylococci, Streptococci hoặc Ecoli

  • Thiếu vệ sinh nguồn nước
  • Vệ sinh chuồng trại kém

Triệu chứng

  • Chảy nước mũi, lúc đầu trong về sau đục và xám (Ấn tay vào 2 bên xoang mũi sẽ thấy rõ)
  • Khó thở: có tiếng khò khè, há miệng để thở
  • Viêm kết mạc làm 2 mí mắt dính lại, có con bị viêm giác mạc hoá mủ dẫn đến mù. Sau đó bệnh lan sang các xoang kế cận, đặc biệt là xoang dưới mắt, làm đầu của vịt sưng to lên. Mycoplasma cũng tấn công vào niêm mạc thanh khí quản, các túi khí gây triệu trừng khó thở
  • Một số trường hợp vịt chết do viêm phổi, phù hổi, trước khi chết có thể thấy co giật. Trên các đàn mắc bệnh nặng và chữa không kịp thời hoặc ghép với các bệnh phó thương hàn, viêm ruột,… tử số có thể lên đến 40-50% sau khoảng 10-15 ngày mắc bệnh

Phòng bệnh

Nên sử dụng kháng sinh dạng bột trộn thức ăn hoặc dạng hoà nước cho uống để phòng bệnh

Do trong giai đoạn 1-20 ngày tuổi, vịt con thường mắc các bệnh viêm rốn, viêm ruột do Ecoli, phó hương hàn, viêm xoang mũi. Vì vậy kháng sinh lựa chọn phải có kháng phổ rộng để vừa ngăn ngừa được sự phát triển của Mycoplasma và có cả các loại vi khuẩn Ecoli, Salmonella

Vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thức ăn, nước uống thật tốt, tránh mưa tạt, gió lùa, giữ ấm cho vịt con

5.Bệnh viêm gan do virus ở vịt

Bệnh viêm gan do viruslà một bệnh truyền nhiễm cấp tính, tính lây nhiễm rất cao, chủ yếu xảy ra trên vịt con dưới 3 tuần tuổi

  • Thời gian nung bệnh rất ngắn
  • Tử số cao (80-90%)
  • Bệnh tích chủ yếu trên gan vịt

Nguyên nhân gây bệnh: Do một loại ARN virus rất nhỏ gây ra

  • Picornavirus, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh. có thể truyền sang phôi vịt, gà
  • Astrovirus
  • Picormavirus, không có khả năng truyền qua phôi gà

Trong rơm độn chuồng, thức ăn, nước uống, virus có thể tồn tại 15-40 ngày. Ở 60 độc C trong 30 phút virus vẫn tồn tại

Cách sinh bệnh: Virus có trong nguồn nước, đất,… xâm nhập vào cơ thể vịt qua đường tiêu hoá, hô hấp hoặ các vết trầy ở chân rồi vào máu. Virus theo máu đến các cơ quan, đặc biệt đến gan, tấn công các tế bào gan làm đình trệ các quá trình trao đổi chất ở gan, nhất là qúa trình trao đổi chất béo, làm vịt thiếu năng lượng, vịt trở nên rất mệt mỏi. Sau đó, virus phá huỷ nội mô huyết quản gây xuất huyết nặng ở gan, phá huỷ tế bào gan làm gan không còn khả năng giải độc, vịt con sẽ chết với triệu chứng ngộ độc

Triệu chứng

  • Vịt con mệt mỏi, lười vận động, buồn bã, bỏ ăn, cánh xệ
  • Những con mắc bệnh trước thường ở phía sau của đàn
  • Bệnh lan dần da cho các vịt khác, tử số có thể lên đến 80-90% ở vịt nhỏ hơn 2 tuần tuổi. Sau một thời gian ngắn (vài giờ) vịt nằm một chỗ, niêm mạc tím xanh, đầu nghẹo ra sau hay qua một bên, co giật toàn thân, chân duỗi ra rồi chết
  • Vịt lớn hơn 2 tuần tuổi có thể mắc bệnh, nhưng biểu hiện chậm và tử số thấp không quá 30%
  • Ở vịt lớn hơn 7 tuần tuổi, không thấy xuất hiện triệu chứng bệnh

Phòng bệnh:

  • Sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi trước khi thả vịt
  • Không nên cho vịt xuống nước sớm (<4 ngày), nhất là xuống các ao mà vịt giống sinh sống
  • Thức ăn tốt, uống nguồn nước sạch, thay nước uống thường xuyên
  • Diệt chuột: Chuột cũng là vật mang trùng, chuột vào ăn thức ăn, tiêu tiểu trong chuồng vịt sẽ bài thải virus
  • Tiêm phòng cho vịt giống: tiêm phòng lần 1 vào lúc 7 tuần tuổi và tiêm lặp lại 2 tuần trước mỗi mùa đẻ
  • Tăng sức đề kháng cho vịt con với các chế phẩm chứa vitamin và kháng sinh  bằng cách trộn vào thức ăn hoặc hoà tan vào nước, cho vịt 1 ngày tuổi đến 7 ngày tuổi uống

Bệnh thường gặp ở vịt

6.Bệnh nấm trên phổi ở vịt

Nguyên nhân: Do nấm mốc Aspergilus fumigatus và A.flavus gây nấm phổi và nội tạng, thường phát triển ở nhiệt độ  25-37 độ C, có độ ẩm cao

Triệu chứng

  • Ủ rũ, co giật đầu, vẹo cổ
  • Chảy nước mắt
  • Yếu chân, liệt
  • Thở khó
  • Tiêu chảy phân xanh, xám, nhiều nước
  • Vịt đẻ: giảm sản lượng trứng, vỏ trứng mỏng, không vỏ

Phòng bệnh

  • Thức ăn phải đầy đủ dưỡng chất
  • Làm giảm sự ô nhiễm của chất độn chuồng
  • Chuồng phải thoáng và khô ráo, không ẩm ướt, giảm bụi chuồng nuôi, cải thiện không khí làm giảm tỉ lệ bệnh nấm đến 75%
  • Vệ sinh chuồng trại và ao tắm bằng các thuốc sát trùng có tác dụng diệt nấm
  • Dọn rửa và sát trùng dụng cụ chăn nuôi
  • Không dùng thức ăn cũ, lâu ngày, bị mốc
  • Vệ sinh máy ấp và máy nở

7.Bệnh bại huyết trên vịt

Đặc điểm: 

Bệnh phát ra trên vịt từ 1-8 tuần tuổi với tỉ lệ cao

Triệu chứng phổ biến:

  • Khó thở, khẹt
  • Bại liệt, nghẹo đầu, chân bơi liên tục
  • Mắt đục chảy nhiều dịch viêm, kéo mây đục
  • Tiêu chảy phân xanh

Nguyên nhân: Do vi khuẩn Riemerella anatipestifer gram âm, phát triển mạnh trong chuồng dơ bẩn. Xâm nhập qua vết thương ở chân, hoặc qua đường tiêu hoá, vào máu gây nhiễm trùng máu

Triệu chứng

  • Vịt sốt cao
  • Viêm phổi gây khó thở, khẹt
  • Viêm kết mạc mắt làm chảy nhiều dịch, sau vài ngày mắt đục
  • Tiêu chảy phân xanh hoặc phân trắng
  • Khớp chân bị viêm: vịt khập khiễng hoặc liệt phải kéo lê thân khi muốn di chuyển
  • Triệu chứng thần kinh: nằm ngửa, nghẹo đầu, chân đạp liên tục
  • Chết sau vài ngày phát bệnh

Phòng bệnh: Vệ sinh, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ nuôi vịt trước khi thả giống. Thay chất độn chuồng khi quá ẩm ướt. Cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và cung cấp thêm vitamin vào nước uống cho vịt

bệnh thường gặp ở vịt

Liên hệ ngay đến các chuyên gia của Win Pharma để được tư vấn kỹ hơn!

Hotline: 1900.8935

Fanpage: Win Pharma

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *