Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Bò, Dê, Cừu, Ngựa

10 Bệnh thường gặp trên dê

Hiện nay việc chăn nuôi dê đang ngày càng được mở rộng. Để có thể mang lại hiệu quả chăn nuôi cao nhất, cần biết được những bệnh thường gặp trên dê để có thể nhận biết sớm nhất, có cách điều trị kịp thời. Hãy cùng Win Pharma tìm hiểu nhé!

1. Bệnh tiêu chảy

Nguyên nhân: Do vi khuẩn, virus nhưng nhiều khi do giun đũa hoặc cầu trùng. Bệnh thường phát vào những ngày quá nóng, quá lạnh hoặc mưa nhiều ẩm ướt. Tỷ lệ mắc bệnh cao khi nhốt dê trong điều kiện chật chội, vệ sinh kém, thức ăn kém chất lượng, bị bẩn, bị ướt, thối mốc. Do dê con sức đề kháng còn yếu, dễ bị nhiễm các vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy. Dê con thường mắc bệnh trong khoảng 4-10 ngày tuổi.

Triệu chứng: Phân có màu trắng tới vàng và nhão, sau đó thành dịch lỏng có mùi hôi, bị mất nước khiến dê con ốm, lông xù. Dê bệnh bị tiêu chảy với các mức độ khác nhau, có khi phân rất loãng, hậu môn dính bê bết phân. Dê mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn, gầy sút nhanh, tai lạnh, mắt nhợt nhạt.

  • Thể nhẹ:  Thể trạng bình thường, tiêu chảy ngắn, phân thay đổi từ nhãu đến loãng
  • Thể nặng: Dê con buồn rầu, mất nước, mồm khô, mất phản xạ bú mẹ, yếu không đứng dậy được, đầu, tai mũi bị lạnh, đuôi mắt nhợt nhạt, thân nhiệt hạ, bụng nhão, nhu động ruột tăng rất mạnh. Phân thay đổi (sền sẹt, trắng rồi lỏng, nâu rồi có bọt, xanh, vàng, hôi thối)

Phòng bệnhNên chú ý vệ sinh chuồng trại tốt, cho dê con bú đủ sữa đầu có thể phòng được bệnh này. Cho dê con ăn đủ sữa và thức ăn chất lượng tốt, uống nước sạch. Luôn giữ chuồng nuôi ấm áp, khô ráo và sạch sẽ. Cần tập trung phân ủ để diệt trứng giun sán. Khi bị bệnh cho dê con uống dung dịch điện giải để tránh mất nước và có thể điều trị bằng kháng sinh.

Điều trị bệnh tiêu chảy:

Đưa dê con vào nơi ấm, khô ráo. Sử dụng một trong cá dung dịch chống mất nước, mất chất điện giải:

  • 10g muối tinh + 5g muối tiêu + 120ml mật ong
  • 10g muối tinh + 10g muối tiêu

Hoà các thành phần trên với 3-4 lít nước để cho dê uống với mức 10% khối lượng cơ thể, chia ra uống 2-4 lần/ngày trong 2 ngày lièn, từ ngày thứ 3 giảm dần lượng dung dịchk đó và tăng dần lượng sữa mẹ đến khi khỏi hoàn toàn. Nếu sau 2 ngày mà dê không khỏi tiêu chảy thì nên kết hợp dùng kháng sinh.

2. Bệnh viêm phổi

Nguyên nhân: Bệnh này xảy ra trên mọi lứa tuổi ở dê, có thể là do Mycoplasma gây ra. Bệnh có thể lây lan do giọt nước mũi của thú bệnh, xảy ra trong điều kiện ẩm ướt khiến khả năng tử vong rất cao. Bệnh viêm phổi ở dê thường xuất hiện vào những thời kỳ chuyển mùa từ thu sang đông hoặc vào đầu mùa xuân. Các yếu tố bất lợi của môi trường như nhiệt độ thấp, gió mùa, chuồng trại ẩm ướt, chật chội, mất vệ sinh, dê dính mưa cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh. Bệnh xảy ra khi thú bị stress như khi bị vận chuyển xa.

Triệu chứng: Dê bị bệnh viêm phổi có biểu hiện sốt cao, kém ăn, mệt mỏi, ủ rũ, nằm một chỗ, có thể chảy nước dãi, nước mũi, ho và khó thở. Trong trường hợp bệnh nặng và không điều trị kịp thời dê dễ bị chết. Bệnh có thể chuyển sang dạng mãn tính, dê ốm yếu, gầy còm và rất khó hồi phục lại. Thời gian nhung bệnh thường 6-10 ngày hoặc lâu hơn

Bệnh thường gặp trên dê

Cách phòng bệnh: Giữ chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Định kỳ tẩy uế chuồng nuôi bằng nước vôi 10%. Cho dê ăn uống tốt, đảm bảo đủ dinh dưỡng, thức ăn nước uống phải sạch sẽ. Phát hiện sớm những con bị bệnh, nuôi cách ly và điều trị kịp thời

3. Bệnh viêm ruột hoại tử

Bệnh gây ra do độc tố Clostridium perfringens, mầm bệnh có thể tồn tại trong thiên nhiên rất lâu và lan truyền theo thức ăn, nước uống. Dê bệnh bỏ ăn, mệt mỏi, tiêu chảy có lẫn dịch nhờn hay máu và nặng mùi. Dê hay nằm, sốt cao, sau cùng có triệu chứng thần kinh và chết.

Nguyên nhân:

  • Vi khuẩn Clostridium Perfringens thường cư trú trong đường ruột của gia súc khoẻ
  • Thay đổi đột ngột về thức ăn hoặc chế độ nuôi dưỡng
  • Dê chăn thả ở đồng cỏ non, giàu protein, nghèo xơ
  • Cho ăn nhiều tinh bột như mỳ, cám, rỉ mật, đặc biệt là ăn nhiều ngũ cốc và rau xanh

bệnh viêm ruột hoại tử

Triệu chứng

Dạng quá cấp:

  • Bệnh viêm ruột hoại tử thường xảy ra ở dê hậu bị, ít bị ở dê trưởng thành. Dê con lớn nhanh, khoẻ mạnh cũng hay bị nhiễm bệnh này
  • Dê kém ăn đột xuất, buồn rầu, đau bụng, kêu hét, phân lỏng dính lẫn bọt, máu và có chất nhầy, sốt cao 40-41 độ C. Dê chết trong vòng 24 giờ

Dạng cấp tính

  • Bệnh thường xảy ra ở dê trưởng thành
  • Dê đau bụng, có thể không hoặc ít kêu rên. Phân lúc đầu nhão, sền sệt, nhưng sau đó trở lên lỏng như nước, có mùi hôi thối, có thể kéo dài 3-4 ngày

Dạng mãn tính: Bệnh xuất hiện theo giai đoạn, có định kỳ vài tuần lại lặp lại. Dê buồn bã, giảm tiết sữa, kém ăn. Dê giảm trọng cùng với ỉa chảy gián đoạn với phân nhão.

Phòng bệnh

  • Dùng vaccin giải độc tố 6 tháng một lần có khả năng hạn chế được sự phát bệnh trong đàn
  • Không thay đổi thức ăn đột ngột
  • Không cho ăn quá nhiều thức ăn tinh mà ít thức ăn thô trong khẩu phần

4. Bệnh viêm lở miệng truyền nhiễm

Bệnh viêm lở miệng truyền nhiễm này lây lan rất nhanh, xảy ra trên mọi lứa, nhưng xảy ra nhiều trên dê theo mẹ và dê sau cai sữa. Khi nhiễm bệnh, phần trong miệng, môi dê bị sưng lở loét, năng có thể xảy ra ở mũi, mặt, tai và bầu vú. Bệnh gây ra do một loại virus trên da.

Nguyên nhân: Do virus parapox xâm nhập vào dê qua chỗ bị trầy da

Triệu chứng

Trong đàn nhiễm bệnh thì tỷ lệ mắc bệnh ở dê con thường tới 100%. Dê trưởng thành thường mắc bệnh nhẹ. Dê mới chuyển vùng, nhất là dê con dễ cảm nhiễm bệnh hơn

Các nốt mụn nước, mụn mủ tạo thành vết loét, rồi thành vẩy cứng chủ yếu ở trên môi, mép, cũng có thể xuất hiện ở mặt, tai, bầu vú, núm vú, bìu dịch hoàn, âm hộ, vách móng và sườn

Các vết loét có thể xuất hiện ở lưỡi hoặc ở niêm mạc miệng được phủ lớp bựa trắng. Dê đau, kém ăn, chảy dãi có mùi hôi. Trường hợp này dễ bị nhiễm trùng thứ phát

Phòng bệnh

  • Giữ môi trường khô ráo, sạch sẽ
  • Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt dê con sau khi vận chuyển
  • Cách ly ngay những con đã mắc bệnh ra khỏi đàn dê
  • Hàng ngày phải thu dọn, vệ sinh tiêu dộc khu vực nuôi dê mắc bệnh
  • Dụng cụ bôi thuốc điều trị xong phải được sát trùng kỹ lưỡng

5. Bệnh tụ huyết trùng

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân chính so Pastuerella multocida kết hợp với một số vi trùng cơ hội như streptococcus, staphylococcus, myco-plasma…lan truyền theo thức ăn, nước uống. Vi trùng Pastuerella thường tiềm sinh trong vùng thanh, khí quản nên khi dê bị stress vì thời tiết thay đổi, vận chuyển đường dài, bị ký sinh trùng… bệnh sẽ dễ phát triển hơn.

Triệu chứng điển hình của bệnh tụ huyết trùng là dê bỏ ăn, sốt cao 40-41 độ C, chảy nước bọt, nước mũi, khó thở, kết mạc sung huyết, vùng hầu, họng sưng to, tiêu chảy với phân có máu. Thể cấp tính làm dê chết rất nhanh. Do đó, phải tiêm phòng đầy đủ cho đàn dê.

Cần đảm bảo môi trường nuôi nhốt dê hợp vệ sinh. Đàn dê mới nhập về phải cách ly ít nhất 2 tuần. Tăng cường sức đề kháng tự nhiên của dê bằng chế độ nuôi dưỡng đầy đủ.

6. Bệnh chướng bụng đầy hơi trên dê

Chướng bụng đầy hơi là hiện tượng sinh hơi quá mức trong dạ con, làm căng bụng phía bên trái. Dê khó chịu, kêu la, không nhai lại, sùi bọt mép. Trường hợp chướng hơi nặng, không cấp cứu kịp thời dê sẽ bị chết.

Nguyên nhân: 

Cho dê ăn nhiều thức ăn bị ôi mốc, chứa nhiều nước, ít xơ và dễ lên men sinh hơi như dây lang, cây ngô non, cây họ đậu, cỏ non xanh hoặc cho ăn nhiều cỏ khô rồi thả ra đồng cỏ ướt

Thay đổi đột ngột loại thức ăn: ví dụ từ thức ăn thô sang thức ăn tinh như hạt ngũ cốc, thức ăn tinh hỗn hợp cũng có thể gây chướng hơi

Chướng hơi thứ cấp cũn có thể xuất hiện ở dê, khi dê bị cảm lạnh do ướt nước mưa, viêm ruột, bội thực dạ cỏ, tắc cuống họng do nuốt phải dị vật như quả táo, cà rốt, hoặc khi dê ốm yếu không được uống nước đầy đủ cũng hay bị nghẹn thức ăn

Triệu chứng:

Giai đoạn đầu của bệnh: con vật mệt mỏi, khó chịu và bỏ ăn. Dấu hiệu điển hình nhất là căng bùng, đặc biệt là căng ở bên trái, gõ vào khu vực đó thì thấy âm trống.

Sau khi đầy bụng một thời gian, con vật trở nên khó chịu hơn, đứng xoạng chân, đi loạng choạng, nhu động dạ cỏ yếu dần và mất hẳn

Giai đoạn cuối cùng: dê chảy dãi, mắt trợn ngược và chuyển động tròn, niêm mạc mắt mồm chuyển từ đỏ hồng sang tím tái, thể hiện cơ thể thiếu oxy và sắp chết

Phòng bệnh: không cho dê ăn thức ăn mốc, không thay đổi thức ăn đột ngột. Cỏ thu về cần rửa sạch và phơi tái, đặc biệt là cỏ non sau khi mưa. Có thể điều trị bằng cách dùng bọc giẻ bên trong có muối rang hoặc gừng, rượu, trộn lẫn với nhau, chà xát mạnh lên hai bên sườn và lên hông trái để kích thích nhu động dạ cỏ. Giã nhỏ 50g tỏi, 30g gừng và trộn lẫn 2 thứ này với 50g muối, su đó hoà với 2 lít nước và cho dê uống 2 lần trong ngày.

7. Bệnh giun sán trên dê

Các ấu trùng giun sán có ở xung quanh nơi dê sống. Đặc biệt nếu môi trường không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Biểu hiện khi dê mắc bệnh đó là biếng ăn, gầy.  Dẫn đến thiếu máu, đau bugj, ỉa nhão đến lỏng. Mắc sán lá gan, dê có hiện tượng bị tích nước  ở hàm dưới và bụng.

Khi thấy dê có những biểu hiện trên, cho dê con uống thuốc để phòng bệnh giun sán. Không cho dê ăn những giống cỏ trồng ở vùng ngập nước. Nếu có thì nên phơi nắng trong một ngày để các ấu trùng đó chết đi, và giảm lượng nước trong cỏ. Như vậy dê ăn sẽ không bị tiêu chảy, không bị giun sán.

8. Bệnh sốt sữa

Khẩu phần ăn của dê thiếu dinh dưỡng hoặc mất cân bằng cansi và photpho trong thời gian dài là nguyên nhân chính gây nên hội chứng rối loạn thần kinh và gây ra bệnh sốt sữa. Bệnh này thường xảy ra trong giai đoạn dê đang tiết sữa hoặc cạn sữa. Đây là thời điểm mà dê cần rất nhiều canxi và phốt pho so với bình thường. Song không được đáp ứng đủ nhu cầu, do đó dê phải sử dụng nguồn canxi từ máu, dẫn đến dê sẽ bị rối loạn thân kinh và sốt sữa khi lượng canxi trong máu giảm dưới 6ml/100ml.

Triệu chứng:

  • Ban đầu, dê giảm sức ăn, cơ thể bị suy nhước, đi đứng khó khăn
  • Dần dần dê không thể đứng vững, dựa vào tường, nghiêng một bên
  • Cơ thể có hiện tượng co giật, tê liệt, không thể đứng dậy được
  • Thân nhiệt hạ thấp, xuống còn khoảng 38 độ C
  • Mạch đập nhanh hơn bình thường

Dê có biểu hiện bệnh sốt sữa nhưng không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong

Phòng bệnh: Treo tảng đá khoáng, muối trên vách chuồng để dê liếm (trộn 70% bột khoáng canxi, photpho; 15% muối và 15% xi măng). Cần bổ sung canxi, photpho vào khẩu phần của dê cái có chửa. Đáp ứng đủ chất dinh dưỡng cho chúng.

9. Bệnh viêm vú

Đối với chăn nuôi dê sữa, nhất là các giống dê sữa cao sản, bệnh viêm vú rất hay xảy ra và gây thiệt hại về kinh tế lớn. Bệnh viêm vú làm giảm, có khi mất khả năng tiết sữa, phải loại thải con giống. Bệnh còn làm lây lan sang đàn con của chúng.

Nguyên nhân

  • Do vệ sinh môi trường nuôi nhốt kém
  • Kỹ thuật vắt sữa không đúng, tác động cơ học mạnh vào tuyến sữa
  • Da bầu vú, núm vú bị sây sát do cọ sát vào vật cứng trong chuồng hoặc khi chăn thả
  • Nhiễm một số loại vi khuẩn như tụ cầu trùng, liên cầu trùng

Triệu chứng

  • Bầu vú sưng, nóng và đỏ hoặc lạnh và tím bầm
  • Cơ bầu vú thường bị trường, cứng lên hoặc phù nề
  • Dê đau đớn khi sờ tới chỗ tiêm
  • Màu sữa thay đổi từ trắng sang màu vàng nhạt, rồi vàng thẫm có lẫn mủ hoặc lẫn máu
  • Sữa có thể bị loãng hơn
  • Dê kém ăn và cho năng suất sữa giảm hẳn

bệnh viêm vú

Điều trị

  • Sử dụng cao tan (thuốc nam) dán vào chỗ tiêm, mỗi ngày thay 1 lần
  • Hàng ngày vắt sữa 3 lần để loại bỏ hết sữa trong bầu sữa đi, rồi chườm bằng nước nóng 38-40 độ C để giảm viêm
  • Nếu bị nặng, có thể dùng kháng sinh dạng mỡ để tiêm vào sữa qua cửa mở của núm vú

Phòng bệnh viêm vú

  • Nuôi dê trong môi trường đảm bảo vệ sinh tốt, tránh sự nhiễm bệnh và lây lan
  • Rửa sạch và lau khô bầu vú, núm vú bằng khăn sạch trước khi vắt sữa
  • Vắt sữa đúng thao tác kỹ thuật
  • Không chăn thả dê khi gần đẻ và đang tiết sữa để tránh sự sây sát bầu vú (trường hợp bầu vú to)
  • Không để bất cứ vật gì trong chuồng trại nhốt dê có nguy cơ làm sây sát bầu vú.

10. Bệnh viêm mắt truyền nhiễm

Nguyên nhân: Gây nên bởi một số vi khuẩn như Mycoplasma và Chlamydia psittaci

Triệu chứng:

  • Lúc đầu hoặc khi bệnh nhẹ thì thấy vùng lông, da dưới mặt, cạnh mắt bị ướt. Kết mạc mắt đỏ và sưng
  • Sau vài ngày thì mắt sung huyết nặng hơn, có màng trắng phủ giác mạc một phần giữa hoặc phủ hoàn toàn
  • Dê hay nháy mắt và nhắm lại một phần. Nếu cả 2 mắt bị mờ hoặc loét, thì dê sẽ sút cân vì dê không ăn được

Điều trị

  • Rửa mặt bằng dung dịch nước muối hoặc nước sôi nguội
  • Dùng thuốc mỡ kháng sinh nhỏ 2-4 lần/ngày
  • Trường hợp mắt kéo màng thì dùng dung dịch sunphat kẽm 10% nhỏ 2-3 lần/ngày

Liên hệ ngay đến các chuyên gia của Win Pharma để được tư vấn kỹ hơn!

Hotline: 1900.8935

Fanpage: Win Pharma

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *