Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Heo

6 điều cần biết về bệnh lở mồm long móng (LMLM) ở lợn

Bệnh lở mồm long móng là gì?

Bệnh lở mồm long móng ở lợn (LMLM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, làm giảm năng suất và chất lượng thịt lợn. Bệnh có thể lây lan nhanh chóng qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các con lợn bệnh hoặc mang mầm bệnh. Không riêng gì heo còn có rất nhiều loài động vật khác mắc phải. Nó gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi và chậm lớn cho vật nuôi, đặc biệt thường gây ra hiện tượng tử vong cho lợn con và sảy thai đối với lợn nái.

Nguyên nhân gây bệnh lở mồm long móng 

  • Nguyên nhân gây ra bệnh lở mồm long móng ở lợn là do virus Aphthovirus, họ Picornaviridae, nhóm ARN virus. Virus này có đặc điểm gây thủy hóa (tức là mụn mủ) ở các tế bào thượng bì và có khả năng lây lan cao. Virus này có nhiều loại, bao gồm 7 type huyết thanh là O, A, C, SAT1, SAT2, SAT3, Asia 1 và 65 subtype. Virus này có thể tồn tại ở nhiệt độ môi trường tự nhiên khoảng 14 ngày vào mùa hè và bị bất hoạt ở nhiệt độ trên 50 độ C.
  • Trong các ổ dịch, động vật có thể mắc bệnh do một hoặc cùng một lúc nhiều type. Bệnh có tính chất lây lan nhanh, mạnh, rộng đối với động vật mẫn cảm.
  • Bệnh có thể bị lây trực tiếp hoặc gián tiếp từ động vật bị nhiễm bệnh, chẳng hạn thông qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi hoặc chất thải động vật như phân, nước tiểu. Đây cũng là nguồn căn chứa virut và góp phần vào sự lây lan của bệnh.

Cách nhận biết bệnh lở mồm long móng 

  • Lợn sốt cao liên tục từ 40 đến 41,5 độC.
  • Lợn chảy dãi, bọt trắng như bọt xà phòng.
  • Xuất hiện các mụn nước ở vùng quanh móng chân, bàn chân, kẽ móng, đầu vú. Các mụn nước phát triển thành mảng lớn, vỡ ra, tạo nên các vết loét.
  • Lợn ngại vận động, hay nằm, ăn ít. Lợn bị bệnh nặng có thể di chuyển bằng đầu gối, gây xây xát ở đầu gối.
  • Lợn nái bị mụn ở núm vú, không cho lợn con bú, có thể bị sảy thai.

lở mồm long móng

Phương pháp điều trị bệnh lở mồm long móng

2 cách điều trị:

  • Điều trị tại chỗ: Rửa các vết loét ở miệng, lưỡi, chân, móng, bầu vú bằng một trong các dung dịch như nước muối, acid citric 1% hoặc thuốc tím 1%, phèn chua 2% (hoặc dùng các loại trái cây chua như khế, chanh vắt lấy nước, nhúng vào vải gạc sạch rồi rửa nhẹ lên vết loét ở miệng, lưỡi ngày 2 lần). Sau khi rửa sạch các mụn mủ ở vú, chân bằng nước muối, lau khô, sau đó cho vật nuôi bị bệnh uống thuốc W-ENRO 20% ORAL để tránh nhiễm khuẩn vết thương.
  • Điều trị toàn thân: Sử dụng một trong các loại thuốc ALNAGIN 50, GLUCO-K-C AMIN THẢO DƯỢC, GLUCO KC-GINSENG, SORBITOL KHOÁNG NƯỚC hoặc SIÊU MEN VÍT để tăng cường sức đề kháng. Điều trị nhiễm khuẩn thứ phát bằng thuốc kháng sinh DOXY FLO rất hiệu quả.

Lưu ý:

  • Nếu vật nuôi bị suy nhược thì nên kết hợp truyền thêm WIN KC hoặc ĐIỆN GIẢI C
  • Nhốt vật nuôi ở chuồng sạch và khô ráo, nên có tấm lót để vật nuôi không bị đau chân. Cho ăn thức ăn mềm để dễ nhai và dễ tiêu hóa. Ở những vùng khí hậu lạnh phải giữ ấm cho vật nuôi.

Thời gian điều trị

Thời gian điều trị bệnh lở mồm long móng ở lợn thường kéo dài sau 10-15 ngày.

Khả năng khỏi bệnh

Tỷ lệ khỏi bệnh lở mồm long móng ở lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ nặng nhẹ của bệnh, điều kiện chăm sóc, điều trị,…

Phòng tránh bệnh lở mồm long móng ở lợn

Tiêm phòng vaccine phòng bệnh LMLM

Tiêm phòng vaccine là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Vaccine phòng bệnh LMLM có hiệu lực kéo dài từ 6-12 tháng. Do đó, cần tiêm phòng cho lợn theo đúng lịch.

Lựa chọn giống

Chọn giống lợn có khả năng chống chịu bệnh tốt, không mua bán lợn ở những nơi có dịch bệnh. Kiểm tra sức khỏe và giấy chứng nhận kiểm dịch động vật khi mua bán lợn.

Vệ sinh tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi

Chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi cần được vệ sinh tiêu độc sạch sẽ định kỳ để tiêu diệt mầm bệnh. Có thể sử dụng các loại hóa chất sát trùng như: vôi bột, formalin, phenol,… Nuôi lợn theo quy hoạch và đăng ký chính quyền địa phương, không gây ô nhiễm môi trường

Ngăn chặn việc vận chuyển lợn từ vùng có dịch đến vùng không có dịch

Việc vận chuyển lợn từ vùng có dịch đến vùng không có dịch là nguyên nhân lây lan bệnh LMLM. Do đó, cần ngăn chặn việc vận chuyển lợn khi chưa có giấy chứng nhận kiểm dịch thú y.

Ngoài ra, người chăn nuôi cần thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn lợn, phát hiện sớm các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

Lịch vaccine Lở mồm long móng được khuyến cáo như sau:

  • Heo đực giống (heo nọc): năm 2 lần
  • Heo hậu bị: trước khi phối 45 ngày
  • Heo nái: sau khi phối 12 tuần

Heo con:

  • Mũi 01: 6-8 tuần tuồi
  • Mũi 02: 10-12 tuần tuổi

Lịch vaccine cho heo con có thể thay đổi dựa vào chương trình kiểm soát miễn dịch để tránh hiện tượng trung hòa kháng thể mẹ truyền

Liên hệ ngay đến đường dây nóng của Win Pharma để được chuyên gia hàng đầu tư vấn kỹ hơn về cách phòng và trị bệnh lở mồm long móng!

Hotline: 1900.8935

Fanpage: Win Pharma 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *