Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Gia Cầm - Thủy Cầm

Bệnh đường hô hấp trên gà và cách phòng trị

Hiện nay, tình trang các bệnh hô hấp trên gà, tại các trại chăn nuôi được phát hiện rất nhiều, gây thiệt hại kinh tế lớn. Hãy cùng Win Pharma tìm hiểu nhé!

BỆNH CRD

+ Nguyên nhân: Do vi khuẩn Mycoplasma galliseptium. Mycoplasma luôn có trong cơ thể con gà.

+ Xảy ra: giao mùa, thời tiết, stress, mật độ nuôi…Tỷ lệ chết rất thấp, gây thiệt hại kinh tế cao.

+ Triệu chứng: Gầy yếu, chảy nước mũi, sưng mặt, mắt có bọt khí, hay ngồi trên khuỷu chân, hay khẹc, quẩy mỏ

bệnh hô hấp ở gà

+ Bệnh tích: Xác gầy, da thịt trắng nhạt, khí quản xuất huyết, màng túi khí dày đục, có những đốm trắng trên túi khí, dịch nhờn nhiều ở hốc mũi, khí quản.

+ Điều trị: Sáng: Hạ sốt + Flodoxy. Chiều: Điện giải + Long đờm

Gà bệnh CRD hay ghép với các bệnh: Gà bị bệnh CRD mắt có bọt – CRD ghép IB: khó phân biệt – CRD ghép E.coli: thiệt hại kinh tế cao – CRD ghép Tụ Huyết Trùng: tỷ lệ chết khá cao – CRD ghép Dịch Tả

BỆNH CORYZA

+ Nguyên nhân: Vi khuẩn Haemophilus paragallinarum, Bệnh hô hấp cấp tính: chảy nước mũi, khó thở, sưng phù đầu mặt.

+ Lây truyền: gà bệnh sang gà khỏe, mầm bệnh chuồng trại,

+ Tỷ lệ chết thấp, gây thiệt hại kinh tế cao.

+ Triệu chứng: Nước mũi kéo nhày, lông hai bên cánh ướt, mặt mũi sưng phù, mù mắt.

BỆNH HÔ HẤP Ở GÀ

+ Bệnh tích: Khí quản xuất huyết chứa nhiều dịch nhày, hốc mắt có cục mủ trắng đục. Gà bị bệnh Coryza hốc mắt

+ Điều trị: Sáng: Hạ sốt + Flodoxy hoặc Timilcosin. Chiều: Điện giải + Long đờm

BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM (IB)

+ Nguyên nhân: Do Corona virus gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm, trên mọi lứa tuổi ở gà với tỷ lệ mắc bệnh 50 – 100%.

+ Tỷ lệ chết khoản g 1-25%, chết cao đối với gà dưới 1 tháng. Gây thiệt hại kinh tế cao.

+ Triệu chứng: Đứng ủ rũ, khó thở, chảy nước mắt, nước mũi, tiêu chảy phân trắng loãng.

+ Bệnh tích: Xuất huyết khí quản, phổi sung huyết, thận sưng to, nhạt màu, gần hậu môn có túi nước màu trắng. Gà bị bệnh IB hốc mắt

+ Xử lý: Gà dưới 1 tháng tuổi: Nhỏ vacxin. Cung cấp điện giải + long đờm, giải độc gan. Gà trên 1 tháng tuổi: Tăng sức đề kháng: Vitamin, giải độc gan, long đờm.

Hướng dẫn vệ sinh, xử lý chuồng trại phòng chống bệnh hô hấp trên gà

Tạo không gian thoáng đãng

Để tránh bệnh hô hấp trên gà, mỗi sáng, nên mở tất cả cánh của chuồng trại để đón ánh nắng ban mai rọi vào khắp chuồng giúp không khí trong chuồng được ấm áp, và nhờ đó tiêu diệt được các loại vi trùng, ký sinh trùng ẩn náu trong các góc kẹt của chuồng gà, dưới lớp lông vũ của gà (trừ trường hợp sáng đó trời mưa hoặc chuyển mưa).

Vệ sinh máng ăn, máng uống cho gà.

Các loại máng đựng thức ăn, nước uống cho gà là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, vì vậy cần phải được cọ rửa hàng ngày và được khử trùng thường xuyên.

Thay máng phân.

Chuồng nuôi gà con, gà giò và cả gà đẻ trứng đều có máng chứa phân. Sau một ngày máng nào cũng đầy phân dơ bẩn nên cần được lấy ra cọ rửa cho sạch sẽ rồi mới đặt vào chỗ cũ dùng tiếp. Để hợp vệ sinh hơn, mỗi chuồng nên sắm hai máng phân: máng dùng hôm qua đã được cọ rửa sạch sẽ và phơi nắng sát trùng sẽ dùng cho hôm nay. Còn cái máng bẩn hôm nay sẽ được làm vệ sinh sạch dành dùng cho ngày mai.

Quét dọn thức ăn vương vãi.

Để tránh bệnh hô hấp trên gà thì người chăn nuôi cần phải quét dọn thức ăn vương vãi trong chuồng. Gà có thói quen khi ăn thường dùng mỏ quẹt qua quẹt lại vào thành máng, mục đích là cố tìm thức ăn khoái khẩu để ăn trước nên thức ăn mới bị văng tung toé ra ngoài. Ít con gà nào chịu khó nhặt nhạnh từng hột rơi hột rụng đó, nên ta cần phải năng quét dọn cho sạch sẽ. Nếu cứ để vương vãi như vậy, lũ kiến gián sẽ nhanh chóng đánh hơi kéo đến … càng gây hại cho sức khoẻ của gà.

Quét dọn chuồng trại.

Những lối đi trong chuồng gà và hành lang chung quanh khu vực chuồng gà cần phải được quét dọn sạch sẽ. Có như vậy mới ngăn ngừa được những mầm mống bệnh hô hấp trên gà cũng như các bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào khu vực chăn nuôi … ủy hoặc chôn nơi đất trống.

Liên hệ ngay đến các chuyên gia của Win Pharma để được tư vấn kỹ hơn!

Hotline: 1900.8935

Fanpage: Win Pharma

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *