Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Cá

Đặc điểm sinh học của một số loài cá nước ngọt

Chúng ta cùng tìm hiểu đặc tính sinh học của một số loài cá nước ngọt mà Win Pharma đã tổng hợp để có những phương thức nuôi cấy phù hợp nhé!

1. Cá trắm cỏ

Tập tính sống: sống ở tầng giữa và tầng dưới, môi trường nước phải trong sạch, nơi gần bờ có nhiều cỏ nước, rong thuỷ sinh.

Dinh dưỡng: Thức ăn chính là cỏ, lá, rau, bèo dâu, bèo tấm, lá ngô… Cá trắm cỏ cũng ăn các loại bột ngũ cốc như bột sắn, bột ngô, bột mì, bột gạo, bột đậu tương, cám gạo. Do vậy, có thể ứng dụng nhiều phương pháp nuôi: nuôi đơn, nuôi ghép trong ao.

Sinh trưởng: Trong nuôi cá ao, cứ 40kg cỏ non thì tăng trọng được 1kg trắm cỏ và phân của trắm cỏ thải ra làm tăng trọng được 0,5kg cá khác. Cá trắm cỏ nuôi 1 năm đạt cỡ 0,7 – 1,5kg trung bình đạt 1kg/con, nuôi 2 năm đạt cỡ 2 – 3kg/con. Cá trắm cỏ chịu được lạnh, nhưng lại dễ bị mắc bệnh đốm đỏ và gây tử vong cao. Vì vậy, cần giữ gìn môi trường nước trong sạch và phát hiện trị bệnh kịp thời.

cá nước ngọt

 2. Cá chép

Tập tinh sống: Sống ở tầng đáy và tầng giữa.

Dinh dưỡng: ăn động vật đáy như các loại giun, ốc, ấu trùng côn trùng, tôm lột xác … là chính. Tuy nhiên, cá có thể ăn các dạng hạt như ngô, đậu thóc đã nấu chín, các loại bã đậu, bã rượu và thức ăn công nghiệp.

Sinh trưởng: Cá chép có khả năng chống chịu với môi trường khắc nghiệt cao hơn các loài cá khác. Trong ao, cá chép thường được nuôi ghép với tỷ lệ 5%, tối đa không quá 10%. Cá chép nuôi sau 1 năm có thể đạt 0,3 – 0,5kg/con, cá 2 tuổi nặng 0,7 – 1kg/con, cá 3 tuổi nặng 1 – 1,5kg/con. Cá tự đẻ trong ao và có thể cho đẻ nhân tạo dễ dàng.

cá chép

3. Cá rô phi

Tập tính sống: sống ở tầng giữa và tầng đáy, có thể sống trong môi trường nước ngọt và nước mặn. Cá rô phi chết rét ở nhiệt độ dưới 12oC, nên ao nuôi có cá rô phi cần giữ mức nước trên 1,5m trong các tháng mùa đông. Vì vậy khi bà con nuôi cá rô phi vào mùa đông thì cần phải làm ao trú đông cho cá.

Dinh dưỡng: cá ăn tạp, thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ, các loại phân trâu, bò, lợn, gà. Cá cũng ăn các loài bèo tấm, bèo dâu, các loại tinh bột và thức ăn tổng hợp.

Sinh trưởng: Cá rô phi đẻ tự nhiên nhiều lần trong ao (trừ mùa lạnh). Do đẻ nhiều lần làm tăng mật độ cá trong ao, ảnh hưởng đến quy cỡ cá thương phẩm. Để khắc phục tình trạng này chúng ta đang ứng dụng công nghệ di truyền để tạo ra một quần thể cá rô phi toàn đực (rô phi đơn tính) phục vụ sản xuất. Cá nuôi sau 1 năm đạt 1kg/con.

Cá rô phi

4. Cá chim trắng

Tập tính sống: Thích sống ở tầng giữa và đáy, cá thường tập trung bơi từng đàn trong ao.

Dinh dưỡng: cá ăn tạp, phổ thức ăn rộng như mùn bã hữu cơ, thực vật mục nát, bèo tấm, bèo dâu, rau muống, mầm lá non, giun, ốc, hến, cá tạp thức ăn nhân tạo …

Sinh trưởng: Nuôi trong ao cá 6 – 7 tháng tuổi nặng 1 – 1,5kg/con. Cá chim trắng 3 tuổi thì thành thục sinh dục và đẻ trứng được.

5. Cá trê

Cá trê sống ở tầng đáy, lúc còn nhá ăn động vật phù du, lúc lớn ăn các loại giun, côn trung, tôm cá tạp, xác bã động vật thối rữa và các chất bột ngũ cốc.

Cá trê sống được trong môi trường khắc nghiệt, nước bẩn, thiếu oxy, pH thấp (môi trường xấu mà các loài cá khác không sống được). Ngoài tự nhiên thu được cỡ cá 0,2 – 0,4kg/con. Nuôi trong ao có thể cho cá trê ăn thêm cám gạo, ngô (70%) và cá tạp, bột cá (30%) nấu chín, đóng viên hoặc nắm lại rải ven ao, cho cá ăn vào buổi chiều tối.

6. Cá trắm đen

Cá sống ở tần giữa và tầng đáy, rất ít lên trên mặt nước

Cá trắm đen khi nhỏ ăn động vật phù du, ấu trùng chuồn chuồn, muỗi. Cá cỡ lớn chuyển sang ăn động vật nhất là ốc, hến, trai, sò nhỏ, tôm cua, khi đói cá có thể ăn cả quả rụng như sung, vả.

Cá trắm đen thuộc loại cá cỡ lớn, nặng nhất tới 40-50kg. Cá thường đánh bắt được cỡ 2-3kg đến 4-5kg và có thể gặp những con 20-30kg. Cá lớn tương đối nhanh nhất là từ năm thứ 2 đến năm thứ 4. Trong điều kiện nuôi 1 năm thì cá trắm đen đạt kích cỡ 0,5kg, sau hai nuôi năm đạt trên 3kg và sau 3 năm nuôi đạt 5kg.

Từ trước đến nay cá trắm đen hầu như chỉ được nuôi ghép trong ao từ 1-2 con/ 100m2 với mục đích tận dụng thức ăn dư thừa của các loài cá khác và các thức ăn có sẵn trong nước nên sản lượng và năng suất cá trắm đen không cao. Hiện nay, phương pháp nuôi cá trắm đen công nghiệp đang là một phương pháp mới và đem lại hiệu quả cao cho người nuôi.

7. Cá tai tượng

Là loài cá lớn nhất trong các loài cá sặc, cá rô, có thể đạt chiều dài tới 1,8m, nặng 50kg. Cá tự nhiên sống ở thượng lưu sông. Cá tai tượng thường được nuôi làm cá cảnh trong các bể kính và cũng được nuôi trong các ao đìa làm cá thương phẩm. Cá tai tượng thuộc nhóm cá ăn tạp, từ năm thứ 2 lớn rất nhanh, cá 3 năm tuổi nặng 2,5 kg. Lúc còn nhỏ, cá ăn động vật nhỏ, ấu trùng sâu bọ. Khi lớn ăn tạp, chủ yếu là thực vật mềm như rau, cá.

Mùa sinh sản bắt đầu khi trời khô, ấm. Khi mưa dầm tháng 8 thì ngừng đẻ. Mỗi cá cái 1 lần đẻ được 3000 – 5000 trứng. Mùa đẻ cá sống thành đôi, cá đực làm tổ bằng bọt khí.

cá tai tượng

8. Cá tra

Loài cá này sống tự nhiên ở lưu vực sông Tiền và sông Hậu, rất sẵn ở vùng biên giới Việt Nam – Campuchia. Cá tra sống được ở mọi tầng nước, thích hợp vái nhiệt độ nước ấm ở Nam Bộ, chịu được lượng oxy thấp, nước phèn pH=4,5 và nước lợ độ mặn 8 – 10‰.

Cá ăn tạp gồm cá con, giun, ốc, côn trùng, phân hữu cơ, rau bèo… Cá nuôi 1 năm đạt 1 kg, 2 năm đạt 3 – 3,5 kg.

9. Cá trôi

Nhóm cá này thường sống chủ yếu ở tầng giữa của ao nuôi, thức ăn chính của chúng là bã hữu cơ. Cá có thể ăn cả bèo tấm, bèo dâu, rau muống non và các loại tinh bột như cám gạo, cám ngô, bột sắn.

Cá trôi Việt sinh trưởng chậm hơn so với các loài cá khác. Cá 1 năm tuổi có khối lượng 100 – 150gam, cá 2 năm tuổi nặng 200 – 350gam. Cá trôi thành thục ở tuổi thứ 3 nhưng cũng không có khả năng tự sinh sản trong ao.

10. Cá mè

Cá mè là loài ăn tạp, thường sống ở tầng nước giữa và nước mặt. Thường đi kiếm ăn theo bầy đàn và tập tính quan trọng nhất của cá mè là chúng lọc nước để kiếm thức ăn. Mùa sinh sản của cá mè rơi vào khoảng từ tháng 4- tháng 6 hàng năm. Mùa hè và thu chính là thời điểm thích hợp nhất để câu cá mè. Thời tiết lạnh cá mè hầu như không đi kiếm ăn.

Liên hệ ngay đến các chuyên gia của Win Pharma để được tư vấn kỹ hơn!

Hotline: 1900.8935

Fanpage: Win Pharma

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *